Rights Manager, công cụ trảm nội dung bản quyền video của Facebook

Rights Manager là một trong số vài công cụ quản lý nội dung giúp chủ sở hữu bản quyền bảo vệ và quản lý các quyền đối với video và âm thanh đi kèm trên Facebook, tương tự như Content ID trên Youtube.

Gần 70%/1000 video phổ biến trên Facebook từ “Freebooting”

Facebook đang không ngừng mở rộng các nội dung và tính năng đến cộng đồng “đa quốc tịch” của mình. Trong đó, việc đẩy mạnh phát triển nền tảng video nhằm “cạnh tranh” với ông trùm video Youtube đang là chủ đề nóng hiện nay. Trong năm 2016, Facebook họ cũng đã tuyên bố người dùng bỏ ra 100 triệu giờ xem video với khoảng 4 tỷ lượt xem video mỗi ngày. Theo thống kê có khoảng 70% trong số video được xem là được tải trực tiếp lên Facebook thay vì được chia sẻ từ các trang web khác.

Cuối tháng 02/2017, Facebook chính thức áp dụng vị trí quảng cáo trong luồng video của các Publisher lớn, mở đường cho một xu hướng Video Content dự báo sẽ phát triển mạnh trong năm nay, cũng như các Publisher sẽ tham gia vào một network kiếm tiền mới từ nền tảng Facebook. Điều này cũng đồng nghĩa, Facebook sẽ mạnh tay hơn với các nội dung video có bản quyền nhằm tạo một sân chơi công bằng hơn.

Có thể nói, việc các video vi phạm bản quyền trên Facebook hiện nay không phải là ít. Các thủ thuật lách nội dung bằng cách tải video từ trên Youtube về và đăng tải lại trên Facebook đang rất phổ biến. Trong số liệu do do Tubular Labs khảo sát hồi Quí I năm 2015 cho biết, cứ 1.000 video phổ biến trên Facebook thì có khoảng hơn 70% là những video được “đánh cắp” và đăng tải lại, hay được gọi với thuật ngữ “Freebooting”, con số này hiện nay cũng không có sự gia giảm bao nhiêu. Sự lỏng lẻo này đang khiến nhiều Publisher chân chính phàn nàn với anh Mark nhà ta. Trong khi với Youtube, các Publisher họ luôn cảm thấy an tâm bởi sự khắt khe về bản quyền thông qua công cụ kiểm soát Content Owner hay còn gọi là Content ID.

Rights Manager, trình quản lý bản quyền của Facebook

Trong 2 năm trở lại đây, Facebook đã mạnh tay hơn với vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung kỹ thuật số. Kể từ năm 2015, khi người dùng tải lên một video, nếu video đó có chứa hình ảnh hoặc/và âm nhạc được Chủ sở hữu nội dung đăng ký bản quyền với Facebook, lập tức video đó sẽ bị tạm xóa và người dùng cần phải xác minh đủ quyền để đăng tải video của mình. Song, việc kháng nghị cũng rất đơn giản và nhanh chóng bằng việc điền đủ thông tin vào mẫu kháng nghị được đính kèm trong thông báo bản quyền.

Facebook-Right-Manager-la-gi-1

Facebook Rights Manager. Nguồn: rightsmanager.fb.com

Facebook vẫn đang tiến hành thử nghiệm công cụ Rights Manager và tính năng này chưa được cập nhật rộng rãi đến người dùng. Trước mắt, chỉ một số fanpage thuộc sở hữu của những nghệ sĩ hàng đầu mới được sử dụng công cụ này. Được biết tại Việt Nam, một số fanpage của nghệ sĩ tên tuổi đã được Facebook trao tay công cụ này.

Vậy, Rights Manager là gì?

Rights Manager là một trong số vài công cụ quản lý nội dung giúp chủ sở hữu bản quyền bảo vệ và quản lý các quyền đối với video và âm thanh đi kèm của mình trên Facebook. Các video này có thể bao gồm nội dung do các xưởng phim và chương trình truyền hình, hãng thu âm, nhà phát hành độc lập và những nhà tạo nội dung khác sản xuất.

Rights Manager được Facebook giới thiệu vào tháng 04/2016. Nguồn: media.fb.com

Rights Manager được Facebook giới thiệu vào tháng 04/2016. Nguồn: media.fb.com

Trước khi giới thiệu Rights Manager, Facebook còn liên kết với hãng Audible Magic (công cụ phân tích tiếng nhạc, lời đối thoại và hiệu quả âm thanh của video clip) để giúp ngăn đăng những video trái phép lên Facebook. Audible Magic có khả năng xử lý từ 5 triệu đến 10 triệu tập tin mỗi ngày.

  • Ví dụ: Khi một user tải video từ Youtube, sau đó đăng lên Facebook, đoạn video đó sẽ được gửi đến Audible Magic để kiểm tra. Hệ thống sẽ phân tích nhằm xác định liệu video clip này có âm thanh tương tự như những gì được lưu trữ trong kho của mình hay không. Nếu có sự tương đồng, video này sẽ bị Facebook cảnh báo bản quyền. Quá trình kiểm tra thông thường chỉ mất từ vài giây đến một phút.

Một ví dụ về cảnh báo bản quyền nội dung video trên Facebook

Một ví dụ về cảnh báo bản quyền nội dung video trên Facebook

Như vậy, so với công cụ Content ID trên Youtube, công cụ quản lý nội dung bản quyền trên Facebook có phần mạnh mẽ hơn, bởi Content ID chỉ đối chiếu với các video đang tồn tại trên chính kênh của mình.

Rights Manager được quản lý như thế nào?

  • Tải lên và duy trì thư viện tham chiếu gồm các video Publisher muốn giám sát và bảo vệ;
  • Tạo các quy tắc về cách từng video riêng lẻ có thể được sử dụng bởi người khác. Cách này cho phép Chủ sở hữu điều chỉnh mức độ xử lý video vi phạm như vẫn cho phép đăng video, gửi báo cáo gỡ bỏ cho Facebook và yêu cầu xóa video đó;
  • Xác định video và âm thanh khớp với nội dung bảo vệ, bao gồm cả các video trực tiếp qua API Live
  • Đưa vào danh sách cho phép các Trang cụ thể, nhằm cho phép Trang sử dụng nội dung có bản quyền;

Facebook Right Manager được xem là công cụ mạnh mẽ của Facebook trong việc quản lý nội dung bản quyền video trên mạng xã hội gần 1,9 tỷ người dùng này

Facebook Rights Manager được xem là công cụ mạnh mẽ của Facebook trong việc quản lý nội dung bản quyền video trên mạng xã hội gần 1,9 tỷ người dùng này

  • Sử dụng API Rights Manager để giám sát nội dung video có bản quyền ở quy mô lớn;
  • Rights Manager bảo vệ cả nội dung bản quyền video và âm thanh trên Facebook. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có thể tải lên các tệp video làm tệp tham chiếu, nhưng bất kỳ âm thanh nào được tải lên như là một phần của video cũng có thể được sử dụng để xác định nội dung trùng khớp nếu đủ người sở hữu đủ điều kiện bảo vệ tác quyền.

Cách đăng ký Rights Manager?

Giao diện đăng ký Right Manager

Giao diện đăng ký Rights Manager

  • Bạn cần có Trang Facebook và đăng ký Rights Manager.
  • Chọn các Trang muốn quản lý bằng Rights Manager. Điền thông tin liên hệ, sau đó nhấp vào Đăng ký Rights Manager.
  • Công cụ này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, Facebook sẽ lựa chọn và ưu tiên duyệt những Trang mà đội ngũ của họ cho là cần thiết.

Rights Manager hiển thị ở đâu?

  • Sau khi quyền truy cập Rights Manager của ứng dụng được phê duyệt, Publisher có thể bắt đầu sử dụng Rights Manager.
  • Truy cập Trang, chọn Công cụ đăng, chọn Rights Manager bên góc trái màn hình. Tại đây, hãy tải lên Tập tham chiếu để Facebook đối chiếu với các video được tải lên Facebook.
  • Sau khi chọn một tệp video, bạn có thể chỉ định bạn có các quyền đối với video và/hay âm thanh từ menu Chỉ định quyền sở hữu thả xuống.

Giao diện Right Manager dành cho Chủ sở hữu nội dung đăng ký bản quyền với Facebook. Nguồn: media.fb.com

Giao diện Rights Manager dành cho Chủ sở hữu nội dung đăng ký bản quyền với Facebook. Nguồn: media.fb.com

 Nếu Rights Manager không được duyệt, báo cáo bản quyền như thế nào?

  • Nếu, quảng cáo do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (bản quyền hoặc nhãn hiệu thương mại – gọi chung là Đạo luật DMCA), gửi báo cáo Vi phạm hoặc Xâm phạm quyền tại đây
  • Thông báo ứng dụng (bên thứ 3) vi phạm với Facebook, tại đây

Tóm lại, Facebook đang khẩn trương và cố gắng hoàn thiện công cụ quản lý nội dung bản quyền video Rights Manager, trong bối cảnh mạng xã hội này không ngừng hiện thực hóa tham vọng tấn công vào nền tảng video, tạo dựng một kênh kiếm tiền mới cho các Publisher, vốn là thị trường “độc tôn” của Youtube kể từ năm 2006 sau khi được Google mua lại với giá 1.65 tỷ đô la.

Như vậy, nếu bạn đang muốn phát triển thương hiệu, sản phẩm của mình trên Facebook, hãy chú ý đến vấn đề bản quyền nội dung. Theo những gì đang diễn ra, Facebook đang mạnh tay xử lý các Trang đang có dấu hiệu vi phạm bản quyền nội dung video, kể cả những Trang có lượt theo dõi và tương tác cao từ mạng xã hội này.

OscartranAds.com

 

CEO: Lee Dzung

CEO MeFun.Vn – LeeDzung.Vn
Hãy chia sẻ Tôi vì nó là miễn phí !